SỢI CARBON: NHẸ NHƯ LÔNG VŨ, CỨNG NHƯ THÉP

Các nhà sản xuất có nhiều sự lựa chọn hơn như từ tantalum, ceramic và cả sợi carbon. So với những chất liệu bên trên, sợi carbon hiện vẫn còn được sử dụng hạn chế, nhưng nó cho thấy một tiềm năng phát triển nhanh trong tương lai.

Đã từ lâu, các nhà sản xuất đồng hồ sử dụng đa dạng loại chất liệu, từ hợp kim truyền thống như thép, vàng tới những kim loại mới như titanium trong việc chế tạo. Giờ đây, các nhà sản xuất có nhiều sự lựa chọn hơn như từ tantalum, ceramic và cả sợi carbon. So với những chất liệu bên trên, sợi carbon hiện vẫn còn được sử dụng hạn chế, nhưng nó cho thấy một tiềm năng phát triển nhanh trong tương lai.

Sợi carbon, có thể tìm thấy bằng thuật ngữ trong tiếng Anh là carbon fibre hoặc carbon composite được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp vũ trụ và xe đua công thức một vào những năm 1980. Nhưng lịch sử ghi lại rằng, người sử dụng sợi carbon đầu tiên phải là Joseph Swan khi ông ứng dụng loại vật liệu này làm sợi tóc bóng đèn vào năm 1860.

Dạng carbon tổng hợp phổ biến nhất hiện nay là dạng được kéo dãn liên tục, tạo thành những sợi mảnh và cuốn lại với nhau. Một cuộn như vậy gồm có hàng ngàn sợi carbon riêng lẻ, và chúng được bảo vệ bởi một lớp phủ hữu cơ.

Sợi carbon truyền thống

So với kim loại, ưu điểm của hợp chất carbon là nhẹ. Khối lượng của sợi carbon khoảng 1,7-1,9g/cm3 so với 5g/cm3 của titanium, 8g/cm3 của thép và 19g/cm3 của vàng. Do đó, một vỏ đồng hồ cùng thể tích sẽ nặng 40g với thép, hơn 95g với vàng nhưng chỉ nặng dưới 10g trong chất liệu carbon tổng hợp. Nhẹ một cách ấn tượng chính là ưu điểm của sợi carbon.

Ưu điểm tiếp theo của carbon tổng hợp chính là khả năng chống sốc ấn tượng, cũng như chỉ số biến dạng ở một mức rất thấp. Do đó, những nhà sản xuất khi muốn chế tạo một chiếc đồng hồ có khả năng chống sốc tốt mà lại nhẹ sẽ tìm đến sợi carbon.

Vượt qua ngoài tính năng hữu ích, vẻ bề ngoài của carbon tổng hợp cũng khiến dạng vật liệu này trở nên hấp dẫn trong mắt nhiều nhà sản xuất. Sợi carbon có màu đen truyền thống, song chúng lại thu hút hơn nhờ hệ thống họa tiết đối xứng. Mỗi dạng carbon tổng hợp lại có những họa tiết khác nhau. Ví như, với Forged carbon, các sợi sẽ sắp xếp ngẫu nhiên giúp vật liệu này có thể kháng lực theo mọi hướng. Sự sắp xếp ngẫu nhiên của các sợi tạo nên bề mặt độc nhất, khiến chúng ta liên tưởng tới nhiều vật liệu trong tự nhiên.

Carbon tổng hợp xuất hiện trong ngành chế tác vào khoảng năm 1990s, với tiên phong là thương hiệu Audemars Piguet. Thương hiệu Richard Mille sử dụng carbon tổng hợp vào thời điểm sau đó nhưng lại khiến loại vật liệu này trở nên nổi tiếng hơn. Có vẻ ngoài ấn tượng, cá tính song chi phí chế tạo những bộ vỏ từ carbon tổng hợp cũng sẽ cao hơn so với chất liệu truyền thống.

ichard Mille Romain Grosjean NTPT Lotus F1 RM 011

Richard Mille hiện đang là thương hiệu đồng hồ xa xỉ và rất nổi tiếng với những bộ vỏ đồng hồ được làm từ carbon tổng hợp. Richard Mille không sử dụng những loại carbon tổng hợp có sẵn mà sử dụng dạng carbon tổng hợp đặc biệt có tên là NTPT.

Khác với nhiều loại sợi carbon thông thường, NTPT là một hợp chất gồm hàng trăm lớp sợi carbon kết hợp với nhựa, tạo thành một khối carbon tổng hợp với những họa tiết khác lạ. Chưa dừng lại ở đó, Richard Mille kết hợp với thạch anh màu để tạo nên những màu sắc khác nhau cho bộ vỏ đồng hồ. Những lớp cát thạch anh được đặt giữa những lớp carbon NTPT, với phương vuông góc với nhau. Sau khi thành một khối hỗn hợp chung, nhà sản xuất tiến hành cắt từng khối thành hình dáng vỏ. Ở những vết cắt là từng lớp xếp chồng lên nhau, và tạo nên bộ vỏ không giống nhau. Những chiếc đồng hồ xuất hiện với đường màu đen và màu khác (của cát thạch anh) là do đó.

Richard Mille Red TPT Quartz Automatic Flyback Chronograph RM 011

Panerai cũng là một trong số ít những thương hiệu có sử dụng carbon tổng hợp trong chế tạo đồng hồ. Carbo Tech là dạng carbon tổng hợp mà Panerai sử dụng. Loại vật liệu này là kết quả khi nén tấm sợi carbon mỏng trong nhiệt độ cũng như áp suất lớn, kết hợp với polymer tên PEEK (Polyether Ether Ketone). Vật liệu này được Panerai sử dụng làm vỏ khung trên chiếc Panerai Luminor Submersible 1950, xuất hiện năm 2015 và sau đó là trên chiếc Panerai LAB-ID. Nhà sản xuất thậm chí còn cung cấp một chương trình bảo hành kéo dài 50 năm cho chiếc đồng hồ Panerai LAB-ID nhờ vào cơ chế tự bôi trơn, hầu như không cần chân kính đi kèm những cầu nối dạng carbon tổng hợp trong bộ máy đồng hồ.

Panerai-Luminor Submersible 1950 Carbotech 3-Days Automatic-PAM616

Mặc dù luôn chế tạo đồng hồ theo hướng truyền thống, nhà sản xuất Roger Dubuis cũng đã ký kết hợp tác lâu dài cùng hãng xe Lamborghini, và mang tới tác phẩm mang tên Excalibur Aventador S. 

Chiếc đồng hồ Excalibur Aventador S có tới hai bộ điều chỉnh (hai bánh xe cân bằng) và bộ vỏ được làm từ sợi carbon SMC, một chất liệu tổng hợp tìm thấy trên những chiếc xe hạng sang từ Lamborghini. Những sợi carbon được cắt nhỏ và nét trong nhựa polymer và do đó họa tiết tạo nên cũng mạnh mẽ và khác biệt. 

Roger Dubuis-Excalibur Aventador S-Ref. RDDBEX0624

Kết hợp với hãng xe Ferrari, Hublot cũng mang tới một chiếc đồng hồ đầy cải tiến là Tourbillon Chronograph Techframe trong chất liệu carbon tổng hợp bên cạnh những phiên bản truyền thống từ titanium và vàng. Tương tự Panerai, sợi carbon PEEK đã được Hublot lựa chọn để làm vỏ đồng hồ đáp ứng các tiêu chí: cứng cáp, chắc chắn và nhẹ.

Hublot-Techframe-Ferrari-70-Years-Tourbillon-Chronograph

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Audemars Piguet là một trong những nhà sản xuất đồng hồ đầu tiên sử dụng carbon để làm vỏ trên mẫu đồng hồ Royal Oak Offshore Alinghi. Loại carbon tổng hợp được sử dụng bởi AP có những sợi sắp đặt ngẫu nhiên và đặt vào trong polymer. Gần đây hơn, thương hiệu này đã giới thiệu lại chiếc Offshore Diver trong vỏ sợi carbon siêu nhẹ, cùng với trên chiếc Offshore Chronograph 44mm.

Audemars Piguet-Royal Oak Offshore Forged Carbon-ref. 15706AU.00.A002CA.01