LỊCH XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO VÀ TẠI SAO NÓ XUẤT HIỆN TRÊN ĐỒNG HỒ?

Tại sao lại có năm nhuận, và tại sao sau bốn năm, năm nhuận mới xuất hiện? Hay Lịch bắt đầu từ đâu? Điều đó sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây của H2 Watch!

Cứ bốn năm sẽ có một năm nhuận và tháng Hai có thêm một ngày, ngày 29. Năm 2020 là một năm nhuận và điều này sẽ đúng cho tới năm 2100. Nhưng 2100 lại không phải là một năm nhận. Điều khó hiểu ấy sẽ được tiết lộ.

Sáng chế ra những công cụ để quan sát, đo lường, dự đoán về những chuyển động của cả địa cầu đã xuất hiện từ thời cổ đại. Kể cả khi chưa có kính viễn vọng hay máy quang phổ, những chuyển động đơn giản nhất cũng được quan sát bằng mắt thường. Những chuyển động đơn giản lặp đi lặp lại được ghi chép, rồi ghi chép và phát triển thành lịch.

Kể từ năm 1582, lịch Gregorian xuất hiện trên khắp nơi và trở thành tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Loại lịch này chính xác tới gần 500 năm và đó là lí do khiến nó được dùng lâu dài. Hơn thế nữa, theo lịch Gregorian, cứ bốn năm, tháng Hai sẽ có thêm một ngày, để mô phỏng đúng chu kỳ quay thật của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Thirty days hath September,

April, June, and November;

All the rest have thirty-one,

Excepting February alone,

And that has twenty-eight days clear

And twenty-nine in each leap year

(Tạm dịch:

Tháng Chín có 30 ngày

Tháng Tư, tháng Sáu và Mười Một

Cùng các tháng còn lại có 31 ngày

Chỉ trừ mỗi tháng Hai

Duy chỉ có 28 ngày

và thêm ngày 29 của năm nhuận)

Trích dẫn “Oxford Dictionary of Quotations”

Năm nhuận là gì và Tại sao năm nhuận lại xuất hiện?

Một năm thông thường có 365 ngày, và năm nhuận sẽ có 366 ngày nhờ vào sự thêm vào của ngày thứ 29 trong tháng Hai, xuất hiện trong hầu hết 4 năm một lần. Năm nhuận vốn là một phương pháp khắc phục lỗi quy chuẩn lịch theo đúng chu kỳ quay của Trái Đất. Năm nhuận không cần thiết nếu Trái Đất hoàn thiện vòng quay quanh Mặt Trời trong chính xác 365 ngày, không thêm.

Vũ trụ không tuân theo quy tắc của loài người, một chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là 365,242 ngày, tương đương với 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây. Con số 0,242 thường được tính là ¼ ngày, nghe là một con số rất nhỏ, nhưng theo năm tháng, độ trễ sẽ tăng lên. Nếu cứ giữ lịch một năm là 365 ngày, thì các tháng sẽ lệch so với mùa vào khoảng 300 năm. Để giữ lịch trở nên chính xác tương đối với quỹ đạo quay, tránh việc lệch lạc giữa các mùa, một ngày đã được thêm vào, và cụ thể là vào cuối tháng Hai.

Julius Caesar là người đầu tiên thực hiện cơ chế khéo léo này vào năm 46 trước Công nguyên nhưng lịch Gregorian đã tinh chỉnh chuẩn hơn nữa nhờ vào một công thức phức tạp hơn để xác định sự xuất hiện của năm nhuận.

Thuở bắt đầu

Những nhà quan sát thiên văn đầu tiên bắt đầu chu ý tới thiên thể, sự thay đổi của sáng/tối, chu kỳ mặt trăng và sự di chuyển nhanh/chậm của những ngôi sao. Họ bắt đầu đưa ra những dự đoán về những hiện tượng sắp xảy ra phục vụ cho công việc trồng trọt, thu hoạch mùa màng cũng như săn bắn nhiều loài động vật.

Một phần của lịch chữ tượng hình tại Đền Kom Ombo, hiển thị quá trình chuyển đổi từ Tháng XII sang Tháng I

Dữ liệu ghi nhận về lịch tìm thấy dưới thời văn minh Lưỡng Hà song có bằng chứng khác cho thấy lịch xuất hiện từ thời Đồ Đá. Khám phá gần đây nhất tại Warren Field, Scotland. Khoảng 10.000 năm trước (sớm hơn hẳn lịch chính thức được tìm thấy tại vùng Cận Đông 5.000 năm), những người chuyên săn bắn, hái lượm đã đào 12 hố biểu đạt 12 tháng trong âm lịch để tiện theo dõi. Nhưng đáng ngạc nhiên là hố được tìm thấy tại Warren Field còn xếp theo hướng mặt trời mọc đã giúp các thợ săn có thể theo dõi thời gian lưu trú và thay đổi mùa mỗi năm.

Lịch của Julius Caesar

Có rất nhiều lịch được tìm thấy trong các nền văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp mà chúng ta không thể liệt kê hết trong bài viết này. Có một vài loại lịch ngày xen kẽ lẫn nhau để bắt kịp thời gian thực. Nổi danh trong số đó là lịch của Julius Caesar, vốn có ảnh hưởng sâu rộng tới văn minh phương Tây.

Trước khi giới thiệu lịch Julian vào năm 45 trước Công nguyên, các linh mục tại Rôma thường sử dụng lịch cho mục đích chính trị. Họ biết rằng thêm và hoặc bỏ đi ngày trong lịch để cắt giảm hoặc kéo dài một kỳ nghỉ nào đó. Và Lịch trăng của Cộng Hòa La Mã rất hỗn loạn đến nỗi mà nhiều năm có số ngày dao động từ 355 đến 378 ngày. Và bởi điều đó mà lịch không trùng với thời gian thiên văn đến mức tiết xuất phân (khoảng ngày 21/3) diễn ra phải 8 tuần sau đó.

Sau khi trở về trong cuộc chinh phục Ai Cập vào năm 48 trước công nguyên, Julius Caesar đã quyết định triệu tập Sosigenes, một nhà thiên văn học Hy Lạp sống tại Alexandria, sắp xếp lại lịch vốn đang rất lộn xộn. Sosigenes đã quyết định loại bỏ lịch tuần trăng đang tồn tại và thay thế bằng một loại lịch khoa học hơn dựa trên lịch của người Ai Cập. Các phép tính phức tạp đã được sử dụng để tạo nên một loại lịch với các mùa. Để chấm dứt những sai lệch trước đó, Caesar đã quyết định năm 46 trước công nguyên có 445 ngày, và đây sẽ là năm cuối cùng của sự nhầm lẫn.

Một bản Lịch La Mã cổ đại tái tạo

Điều thực sự ý nghĩa về lịch Julian đó là ông đã đặt ra những quy tắc để tạo nên năm nhuận: một năm gồm có 365 ngày và thêm một ngày nữa sau 4 năm. Quyết định đâu là năm nhuận thì năm đó phải chia hết cho 4, theo sách của Caesar.

Caesar giới thiệu lịch mới vào năm 45 trước công nguyên và quyết định vinh danh chính bản thân mình bằng cách thay đổi tiên của tháng Quintilis thành Julius (tháng 7) đồng thời vinh danh ngày sinh nhật bằng cách thêm vào một ngày lên tối đa là 31 ngày. Không dừng lại ở đó, Hoàng đế Augustus cũng yêu cầu thay đổi tên tháng Sextilis thành Augustus (August – tháng 8) vào năm 8 trước Công nguyên. Và cũng một cách ngẫu nhiên, ngày đầu tiên trong tháng của lịch Julian được biết đến tên gọi là kalendae – nguồn gốc cho từ “calendar” của ngày nay.

Mặc dù có độ chính xác ấn tượng, lịch Julian quy định một năm có 365,25, vẫn lệch theo đúng lịch thiên văn (365,24) dẫn đến sai số 11 phút và 14 giây một năm. Như vậy, cứ mười thế kỷ, dư gần bảy ngày. Rõ ràng, điều này sẽ không trùng với các tiết xuân phân, thu phân, lịch Julian vẫn được sử dụng cho tới thế kỷ 16.

Cho đến giữa của năm 1550, lịch Julian đã lệch 10 ngày. Các nhà chức trách giáo hội tại Rôma đã rất lo lắng và giáo hoàng Pope Gregory XIII đã ban hành lệnh khẩn cấp vào năm 1582 để khắc phục những sự chênh lệch giữa lịch và thời gian thực diễn ra vào những ngày lễ quan trọng. Gregory XIII khích lệ những nhà thiên văn học là Aloysius Lilius và Christopher Clavius phát triển một dự án vĩ đại. Lễ Phục sinh phải được tổ chức vào ngày Chủ Nhật tiếp sau khi trăng tròn rơi vào hoặc sau ngày xuân phân của ngày 21 tháng 3. Mặc dù điều này có nghĩa là Giáo hoàng phải loại bỏ 10 ngày đầy đủ trên lịch vào năm 1582, nhảy trực tiếp từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 10, ngày cuối cùng đã được sắp xếp lại theo mùa.

Giáo hoàng Gregory XIII, người đã giới thiệu lịch mới vào tháng 10 năm 1582 và đặt tên cho lịch vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, lịch Gregorian

Bên cạnh quyết định thay lịch, quy tắc tính năm nhuận theo lịch Julian chính xác hơn so với lịch Julian. Theo đó các năm như 1700, 1800, 1900, 2100 và 2300 không phải năm nhuận như năm 1600, 2000 và 2400. Theo lịch Gregorian, năm nhuận là năm chia hết cho 4. Nhưng với những năm có thể chia hết cho 100 (năm tròn trăm) mà thì cần thêm sự tính toán kỹ hơn. Mẹo thì những năm như này phải chia hết cho 400 sẽ là năm nhuận.

Lunario Novo, Secondo la Nuova Riforma della Correttione del l KhănAnno Riformato da N.S. Gregorio XIII, được in tại Rome bởi Vincenzo Accolti năm 1582, một trong những phiên bản in đầu tiên của lịch mới.

Các quốc gia theo Công giáo như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tin tưởng lịch Gregorian nhưng các quốc gia Tin lành có phần cảnh giác. Đáng ngạc nhiên, cho đến năm 1752, Vương quốc Anh và Mỹ chuyển sang lịch Gregorian.

Lịch Gregorian chính xác đến đâu?

Được xem là một trong những lịch chính xác nhất được sử dụng hiện nay, lịch Gregorian vẫn chưa hẳn là hoàn hảo. Mỗi năm sẽ lệch khoảng 27 giây, như vậy là sau 3236 năm sẽ có thêm một ngày. Tính đến năm 4904, chính ta sẽ có thêm 1 ngày để chơi đùa.

Hai giáo sư tại trường đại học Johns Hopkins đưa ra một loại lịch mới, Hanke-Henry Permanent Calendar (HHPC). Vẫn có 12 tháng, 7 ngày một tuần, nhưng số ngày trong năm chỉ là 364. Năm không chuyển từ năm ngày sang năm khác mà mỗi năm sẽ bắt đầu từ Thứ Hai, ngày 1/1. Để giải thích cho sự chênh lệch giữa lịch 364 ngày này và lịch thiên văn, HHPC sẽ thêm một tuần nữa vào cuối mỗi năm thứ năm hoặc năm thứ sáu để giữ cho lịch phù hợp với các mùa, phục vụ cùng chức năng như năm nhuận.

Những chiếc đồng hồ lịch vạn niên

Mới đây, Brice đã xuất bản một bài viết về đồng hồ lịch vạn niên siêu chính xác trùng với năm nhuận. Những cỗ máy tinh vi này có tính đến độ dài khác nhau của từng tháng và năm nhuận nhưng chỉ chính xác trong 100 năm, có nghĩa là bất kỳ ai trong số bạn có một chiếc đồng hồ QP (lịch vạn niên) tiêu chuẩn sẽ phải điều chỉnh đồng hồ vào năm 2100. 

Đồng hồ của Andersen Geneve

Nếu bạn cần một chiếc đồng hồ chính xác hơn, đồng hồ Lịch thế tục (Secular Calendar) như chiếc đồng hồ bỏ túi Patek Philippe Calibre 89, Franck Muller USD 2.7m Aeternitas và cả Svend Andersen sẽ giúp bạn. Những chiếc đồng hồ này có tính chí