BẠN ĐÃ TỪNG LẦM TƯỞNG VỀ TÍNH CHÍNH XÁC CỦA ĐỒNG HỒ CƠ?

Một trong những thước đo giá trị của đồng hồ là tính chính xác. Nhiều công ty đồng hồ hiện quảng cáo đồng hồ cơ có độ chính xác hơn bao giờ hết, nhưng điều này có làm thỏa mãn phần lớn khách hàng? Những con số này có ý nghĩa như thế nào?

Các nhà sưu tầm hay người yêu đồng hồ hiện nay luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao dành cho chiếc đồng hồ xa xỉ mà họ mua được. Một trong những thước đo giá trị ấy là tính chính xác của đồng hồ cơ. Nhiều công ty đồng hồ hiện quảng cáo đồng hồ cơ có độ chính xác hơn bao giờ hết, nhưng điều này có làm thỏa mãn phần lớn khách hàng? Những con số này có ý nghĩa như thế nào?

Đồng hồ trở nên chính xác hơn xưa

Trước đây, người dân nghe tiếng chuông của nhà thờ để nhận biết thời gian, sau đó nhiều thợ đồng hồ đã tạo ra vật dụng báo giờ chuyên nghiệp hơn. Qua nhiều thế kỷ tiếp theo, đồng hồ để bàn đã xuất hiện, rồi đến đồng hồ chronometer đi biển chính xác. Và để rồi, sự có mặt của đồng hồ bỏ túi đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ.

Song thay đổi lớn nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ phải là sự có mặt của đồng hồ đeo tay vào giai đoạn 1800. Những chiếc đồng hồ đeo tay vẫn đứng đó hàng trăm năm và chưa có loại công cụ nào khác thay thế. Nhỏ, gọn, thực tế, đồng hồ đeo tay có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với đồng hồ bỏ túi. Là một đại diện cho tinh thần tiến bộ, cũng có vài vấn đề phát sinh trên đồng hồ đeo tay. Sự nhỏ gọn của đồng hồ đeo tay chính là vấn đề lớn nhất liên quan tới sự hoạt động ổn định và sự chính xác.

Những người thợ chế tác đã phát triển nhiều kỹ thuật mới và cải thiện tính chính xác trên đồng hồ cơ, vượt qua sự ảnh hưởng trọng lực. So với trước đây, đồng hồ cơ chắc chắn chính xác hơn, và ngày một được giảm thiểu sai số khi hoạt động trong tương lai.

Trong giai đoạn hiện tại, tổ chức COSC có trách nhiệm đặt ra và kiểm tra tiêu chuẩn chính xác trên đồng hồ. Chứng nhận tính chính xác – “chronometer” của COSC được trao cho đồng hồ có sai số hoạt động từ +6 đến -4 giây/ngày. Những chiếc đồng hồ sẽ được kiểm tra khoảng thời gian hơn 10 ngày. 

Có vẻ không hài lòng với con số này, nhiều công ty quyết định nâng chuẩn mực về tính chính xác lên. Thương hiệu Patek Philippe tự đưa ra tiêu chuẩn riêng, với mỗi bộ máy đường kính trên 20mm buộc phải đạt sai số nằm trong khoảng từ -3 tới +2 giây/ngày. Nhà sản xuất Omega đã sử dụng chứng nhận được cấp bởi M.E.T.A.S. cho những mẫu đồng hồ của hãng. Tính chính xác mà đồng hồ Omega đạt được rơi vào 0 đến +5 giây/ngày.

Nhà sản xuất Omega đã sử dụng chứng nhận được cấp bởi M.E.T.A.S. cho những mẫu đồng hồ của hãng. Tính chính xác mà đồng hồ Omega đạt được rơi vào 0 đến +5 giây/ngày

Cách kiểm tra tính chính xác

Có rất nhiều máy kiểm tra tính chính xác của đồng hồ với giá tương đối rẻ, hay những ứng dụ trên điện thoại thông minh và người yêu đồng hồ rất thích thú với điều này. Họ không ngần ngại kiểm tra tính chính xác tại nhà, và rồi chính họ thất vọng về những kết quả họ nhận được, không đúng như những gì các thương hiệu đồng hồ đã quảng cáo.

Thông thường, các tiêu chuẩn từ nhiều nhà sản xuất sẽ yêu cầu khắt khe hơn các bài kiểm định tử COSC

Vậy bằng cách nào để kiểm định tính chính xác đúng đắn?

Lấy Rolex làm ví dụ trong trường hợp này. Mỗi chiếc đồng hồ Rolex xuất xưởng, chúng phải hoạt động với sai số từ +2 đến -2 giây/ngày. Có nghĩa là trong 24 giờ, đồng hồ Rolex chỉ có thể chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn tối đa 2 giây.

Đồng hồ Rolex kiểm tra tính chính xác ở 5 vị trí

Đồng hồ sẽ được kiểm tra tính chính xác trong 5 vị trí: 3 vị trí nằm dọc và 2 vị trí nằm ngang, mô phỏng trạng thái thực của đồng hồ khi được đeo trên tay. Tiêu chuẩn chính xác phải được đáp ứng trong cả năm vị trí. Ví dụ cụ thể về việc kiểm tra tính chính xác:

Vị trí kiểm tra Giá trị kiểm tra (giây)
Mặt số hướng lên +2
Mặt số hướng xuống -1
Đồng hồ đặt dọc góc 6 giờ +3
Đồng hồ đặt dọc góc 9 giờ -3
Đồng hồ đặt dọc góc 3 giờ +5

Nhìn qua bạn thấy chiếc đồng hồ vượt qua sai số mà Rolex cho phép trên một chiếc đồng hồng hồ. +5 giây hay -3 giây đều vượt qua ngưỡng từ +2/-2 giây. Rất nhiều người đã nghĩ vậy, nhưng không, chiếc đồng hồ này vẫn đạt chuẩn của Rolex. Việc chúng ta phải làm là cộng các giá trị máy đo được trên đồng hồ lại với nhau và chia cho số vị trí đã được đem đi kiểm tra. Cụ thể, với trường hợp bên trên, kết quả thu về cuối cùng là 1,2 (6 là tổng các giá trị, và có 5 vị trị được đem đi kiểm tra). Chiếc đồng hồ sẽ báo thời gian với sai số là 1,2 giây/ngày, và vẫn đạt chuẩn chính xác từ Rolex.

Từ những con số này, chúng ta hiểu được ý nghĩa của các vị trí sẽ quyết định đến tính chính xác của chiếc đồng hồ là như nào. Nhiều yêu cầu khác cũng được đưa ra như: tối đa về sự chênh lệch, nhiệt độ, kiểm tra về thời gian, biên độ gió.

Công cụ đo tính chính xác

Mỗi thương hiệu sẽ có cách thức kiểm định tính chính xác riêng biệt. Do đó, để tránh việc hiểu sai, hiềm nhầm, nên có một bản cập nhật riêng tới khách hàng về những tiêu chuẩn đó. Thông thường, các tiêu chuẩn từ nhiều nhà sản xuất sẽ yêu cầu khắt khe hơn các bài kiểm định tử COSC. Trong khi COSC chỉ kiểm tra bộ máy bên trong, thì Rolex hay Omega đều kiểm tra tính chính xác của cả chiếc đồng hồ, đã đóng vỏ.

Chúng ta đang sống vào thời kỳ ánh sáng, nơi khoa học công nghệ tràn ngập xung quanh. Kiểm tra tính chính xác của đồng hồ cơ và nắm bắt những tiêu chuẩn là nhiệm vụ có thể thực hiện được dễ dàng. Nắm rõ kiến thức, tìm ra kết quả, so sánh chúng sẽ khiến bạn tin hơn vào đồng hồ của mình, tránh khỏi việc bị thất vọng do các thiết bị ở nhà gây nên