THƯƠNG HIỆU NÀO TIÊN PHONG SỬ DỤNG TITANIUM TRONG CHẾ TẠO ĐỒNG HỒ?

Titanium có đặc tính chống ăn mòn tốt, có khả năng kháng từ, kháng các loại độc tố, và chất liệu này được sử dụng trong những chiếc đồng hồ thương mại đầu tiên tại Nhật Bản, năm 1970. Năm nay, thương hiệu Citizen quyết định kỷ niệm 50 năm công nghệ về titanium ra đời.

Với nhiều nhà sản xuất, titanium là một vật liệu lý tưởng để làm nên những chiếc đồng hồ. Titanium là từ có nguồn gốc từ Hy Lạp, nhắc nhở về những vị thần đầu tiên, thần titan. Titanium cùng với hợp chất của titanium luôn là dạng vật chất độc đáo. Chúng nhẹ, có độ cứng cao tuy nhiên bề mặt lại dễ bị xước. Dù vậy, titanium là vật liệu chống ăn mòn tốt, có khả năng kháng từ, kháng các loại độc tố. 

Với những đặc tính khác biệt, titanium có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, đi từ công nghiệp vũ trụ, hàng không, y tế tới kiến trúc, và cả ngành công nghiệp đồng hồ. Tuy nhiên, rào cản đưa titanium vào việc sử dụng đại trà chính là chi phí cao và khó khăn trong khâu sản xuất. Nên dù hữu ích, việc sử dụng titanium để chế tạo đồng hồ vẫn còn khá hạn chế. Được tìm ra từ cuối của thế kỷ 18, nhưng đến năm 1940, titanium còn được sử dụng khá ít. Và hãy cùng Watchbook.vn – Từ điển đồng hồ khám phá mẫu đồng hồ đầu tiên được làm từ titanium trong bài viết này!

Citizen X-8 Chronometer 1970 là chiếc đồng hồ titan đầu tiên trên thế giới. Vỏ màu xám, chưa được đánh bóng của chiếc đồng hồ có 99,6% titan nguyên chất. Chỉ có khoảng 2000 chiếc được tung ra thị trường do việc xử lý bộ vỏ tian còn khá khó khăn

Trở lại những năm 1960, bên cạnh việc sử dụng kim loại quý, đồng hồ còn được làm từ những miếng đồng thau, sau đó đem đi mạ (việc sử dụng thép không gỉ từ năm 1970 mới phổ biến). Vỏ đồng hồ từ đồng thau, đặc biệt là lớp mạ sẽ nhanh bị bong tróc. Và đã đó là lý do Citizen quyết định nghiên cứu chất liệu mới làm vỏ đồng hồ. Nghiên cứu được bắt đầu trong năm 1964, các kỹ sư của Citizen đã để ý đến titanium bởi tính kháng bụi, cứng cáp, không gây dị ứng.

Trong thời điểm đó, xử lý titanium chính là một thách thức lớn. Khi được ép lại, titanium có xu hướng dính chặt vào khuôn, hay các dụng cụ gia công thường xuyên bị ăn mòn và các kỹ thuật đánh bóng truyền thống không hiệu quả với chất liệu này. Nói tóm tại, titanium khó ép, khó gia công, khó đánh bóng. Cuối cùng, bất chấp những khó khăn về mặt kỹ thuật, Citizen đã tung ra mẫu đồng hồ X-8 Chronometer vào năm 1970, xác lập chiếc đồng hồ titanium đầu tiên trên thế giới. Đây mới chỉ là khởi đầu của một con đường gian nan.

Citizen hàng năm vẫn tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm với titanium với những kỹ thuật tiên phong. Việc theo đuổi một mục đích duy nhất ngay từ đầu đã đưa Citizen là nhà tiên phong uy tín trong cuộc đua chế tác đồng hồ titanium.

Biểu tượng đồng hồ lặn Citizen Professional Diver 1300m 1982

Citizen cũng cố gắng thiện bề mặt thô, mờ của titanium qua từng năm. Vào năm 1987, với việc hạ màn bộ sưu tập Attesa, Citizen đã mang đến những chiếc đồng hồ titanium có phần hoàn thiện trông mượt mà hơn trước. Nỗ lực đến từ thương hiệu này đã dẫn đến phát minh về Duratect. 

Titanium rất dễ bị trầy xước, và do đó, phải làm cách nào hạn chế nhược điểm này. Cần có một công nghệ làm cứng bề mặt được đưa ra. Duratect chính là những gì ngành công nghiệp cần. Kỹ thuật này khiến bề mặt vật liệu có thể chống trầy xước, đánh bóng tốt hơn. Duratect được giới thiệu tại hội nghị ASPEC World Time năm 2000.

2000 Citizen ASPEC World Time – Chiếc đồng hồ đầu tiên được ứng dụng công nghệ Duratect, tiền đề để Citizen mang tới vật liệu mang tên Super Titanium™

Siêu vật liệu Super Titanium™

Đỉnh cao trong việc làm chủ titanium phải kể đến sự sáng tạo nên vật liệu mang tên Super Titanium™. Vật liệu được đăng ký bản quyền thương mại dưới sự kết hợp giữa kỹ thuật xử lý titanium cùng quá trình làm cứng bề mặt Duratect.

Citizen-Eco-Drive-One-Sup

Citizen-Eco-Drive-One-Sup

Thành quả chúng ta có thể nhìn thấy chính là mẫu đồng hồ siêu mỏng nhẹ: Eco-Drive One Super TitaniumTM. Chiếc đồng hồ chỉ dày 2,98mm.

Citizen đang cố gắng chế tạo đồng hồ siêu chính xác, vươn tới vũ trụ

Cấu trúc siêu nhẹ cùng những độ cứng ấn tượng dường như đã gắn vận mệnh của titanium với ngành công nghiệp vũ trụ. Với kỹ thuật độc nhất, Citizen chính là đối tác tin cậy của một start-up mang tên Hakuto. Cả hai hợp tác với nhau với việc cung cấp công nghệ Super Titanium™ cho chương trình khám phá mặt trăng. Hakuto-R có mục tiêu là sẽ cố gắng khám phá bề mặt cua Mặt Trăng cho tới năm 2023.

Với dự án này, ISPACE (một công ty khám phá mặt trăng) đang phát triển độc lập tàu khám phá và robot khám phá bề mặt mặt trăng. Vật liệu  Super Titanium™ sẽ được sử dụng trên cả hai thiết bị này. Citizen sẽ không chỉ chinh phục ngành chế tác, mà còn đặt chân đến tận Mặt Trăng. Nhưng trước hết, Citizen đã sử dụng vật liệu mới này trong chiếc đồng hồ của năm 2019, mẫu đồng hồ chính xác nhất thế giới: Calibre 0100.

Được giới thiệu tại Baselworld 2019, Citizen Calibre 0100 có bộ vỏ Super Titanium ™ cùng bộ máy được phát triển trên công nghệ độc quyền Eco Eco-Drive với độ chính xác ấn tượng +/- 1 giây mỗi năm. Đây là đồng hồ đeo tay lấy năng lượng từ ánh sáng chính xác nhất. Calibre 0100 mới được điều chỉnh bởi bộ dao động tinh thể AT chứ không phải là bộ tạo dao động tinh thể truyền thống. Dao động tinh thể dạng cắt AT dao động ở tần số ấn tượng 8.388.608 Hz so với bộ tần số cộng hưởng 32.768 Hz truyền thống được sử dụng cho các bộ máy quartz tiêu chuẩn. Do đó, cao hơn 256 lần so với bộ máy quartz cổ điển và cao hơn vài triệu lần so với đồng hồ cơ.