BỘ MÁY EL PRIMERO SẼ BIẾN MẤT NẾU KHÔNG CÓ NGƯỜI ĐÀN ÔNG NÀY

Nhờ vào việc giữ lại bộ máy El Primero, Charles Vermot cũng đóng góp trong công cuộc cứu sống một thương hiệu đồng hồ như Zenith. Hơn 40 năm nay, cái tên Charles Vermot vẫn được nhắc lại như một người hùng của thương hiệu

Được sinh ra cách khoảng 5 dặm nhà máy sản xuất của Zenith tại Le Locle, Charles Vermot đã dành phần lớn thời gian làm việc tại công ty Martel Watch Company trước khi gia nhập vào Zenith năm 1959. Bài viết này sẽ kể về người đàn ông có đóng góp quan trọng trong lịch sử phát triển của Zenith, người đàn ông đã cứu giúp bộ máy El Primero khỏi bị biến mất vĩnh viễn.

 Xưởng sản xuất Zenith tại Le Locle

Charles Vermot  

Vermot là một kỹ sư thuộc ban phát triển bộ máy thô ébauche của Zenith. Sau 5 năm phát triển, bộ máy El Primero đã được Zenith tung ra vào năm 1969. Đây là bộ máy được ghi nhận có tần số hoạt động cao nhất thế giới, có trang bị chức năng báo lịch, đi kèm chronograph. Tại thời điểm đó, những chiếc đồng hồ chronograph thường được tích hợp mô đun trên bộ máy tự động hoàn chỉnh, còn El Primero là bộ máy chronograph ngay từ đầu. 

Bộ máy Zenith El Primero 3019PHC

Cũng trong năm 1969, ngành công nghiệp đồng hồ cũng chứng kiến sự ra mặt bộ máy 6139 từ Seiko. Bộ máy chronograph của Seiko có cơ chế bánh xe cột, xong không đập nhanh như El Primero.

D1ù vậy, sự xuất hiện của El Primero vẫn không đủ sức vực dậy lại tình trạng của Zenith trong cơn khủng hoảng tài chính. Sau đó một thời gian ngắn, Zenith đã được một công ty từ Chicago mua lại, và thuộc sở hữu của công ty này từ năm 1971 tới năm 1978.

Zenith El Primero ref. A386 

Trong giai đoạn này, người chủ mới đã hướng Zenith tới phát triển bộ máy quartz, điều mà ông nghĩ phù hợp với tình hình chung của cả ngành đồng hồ Thụy Sỹ. Đáp lại, người đàn ông Vermot đã gửi một lá thư tới Chicago, hi vọng người chủ mới sẽ không ngừng sản xuất bộ máy chronograph. Vermot tin tưởng rằng, chính những bộ máy chronograph tự động sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của cả Zenith. Tuy nhiên, sự kỳ vọng không có được đáp ứng, công ty Martel Watch Company chính thức đóng cửa vào năm 1975, bộ máy El Primero cũng ngừng sản xuất. Toàn bộ công cụ chế tác, máy móc, chi tiết máy đều bị bán đi hoặc phá hủy.

Tình trạng tương tự xuất hiện rộng khắp trong ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ, không chỉ Zenith. Cách đó khoảng 35 dặm là Valjoux (hiện tại là ETA SA). Việc sản xuất bộ máy chronograph 7750 đã bị ngưng lại. Và trong một khoảng thời gian, hầu như không hề có bất kỳ bộ máy đồng hồ chronograph tự động nào được sản xuất tại Thụy Sỹ.

Dù vậy, dây chuyền sản sản xuất vốn có của Zenith cũng như nguồn nhân công không quen với việc sản xuất đồng hồ quartz, cho nên đến cuối cùng, người chủ Chicago đã phải bán lại công ty cho một người Thụy Sỹ. Mặc dù đã khá lâu, nhưng vẫn còn những người yêu đồng hồ cơ tò mò về El Primero. 

Ebel quyết định mua lại bộ máy 3019PHC chưa lắp ráp vào năm 1981. Trong vòng 3 năm có khá nhiều công ty gửi lời đề nghị tới Zenith. Năm 1982, có một tin đồn lan trong ngành chế tác rằng Rolex đang tìm kiếm một điều gì đó đặt trong mẫu đồng hồ Daytona. Oscar Waldan đã đến thuyết phục chủ tịch Ebel của Zenith để mua lại El Primero. 

Mẫu đồng hồ chronograph Ebel 1911 sản xuất năm 1985 với máy El Primero 

Rolex đang cần một bộ máy hiện đại, và El Primero – bộ máy chronograph tự động ấy hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. El Primero được cho là hiện đại hơn với bộ máy lên cót tay Valjoux 72. Zenith đã đạt được một bản hợp đồng 10 năm, xấp xỉ 7 triệu Franc Thụy Sỹ, một số tiền có khả năng hồi phục lại việc sản xuất máy El Primero vốn đã bị trì trệ trong vòng 10 năm liền.

Để có được sự thành công như ngày hôm nay, công lao của người đàn ông Charles Vermot thực sự lớn. Trong những tháng làm việc cuối cùng tại xưởng sản xuất Ponts-de-Martel, Charles Vermot đã tháo rời các công cụ, chi tiết tạo nên bộ máy El Primero và cất trong căn gác mái của tòa nhà, chờ đợi ngày tái sản xuất, mà chúng ta biết đến sau đó. Gần một thập kỷ bị ảnh hưởng bởi phong trào đồng hồ quartz, sự hồi sinh của El Primero giống như một nguồn lực to lớn khích lệ những nhà sản xuất đồng hồ cơ đương thời.

Một vài chi tiết được Vermot giữ lại

Với những bản ghi chép nguệch ngoạc, hướng dẫn chi tiết về cách chế tạo của Charles Vermot, Zenith đã không mất quá nhiều tiền của để hồi phục lại bộ máy El Primero.

Để phù hợp với thẩm mỹ cũng như tính năng đồng hồ Daytona của hãng, Rolex buộc phải thực hiện vài sự thay đổi trên bộ máy El Primero. Ví dụ như bánh răng báo ngày đã được loại bỏ, và tần số hoạt động của đồng hồ đã được giảm xuống còn 4Hz.

Giám đốc của Rolex lúc bấy giờ, Francois Manfredini gọi bộ máy sử dụng trong chiếc Daytona năm 1986 là caliber 4030.

Rolex Daytona reference 16520 

Còn với Zenith, El Primero đã được hoàn thiện để trở thành bộ máy được quan tâm nồng nhiệt trong thị trường. Vào cuối năm giữa thập niên 90, thậm chí Zenith còn sản xuất nhiều bộ máy hơn cả đồng hồ hoàn chỉnh. Mẫu đồng hồ Rolex Daytona 16520 đã được đóng vỏ hàng nghìn bộ máy El Primero bên trong từ năm 1988 tới 2000.

Rolex caliber 4030 cải tiến dựa trên bộ máy Zenith El Primero Class 400 

Từ khi tập đoàn LVMH tiếp quản Zenith năm 1999. El Primero thậm chí còn đóng vai trò lớn hơn đối với Zenith. Rất nhiều biến thể đã được hạ màn với các bước phát triển mới được thêm vào.

 Zenith El Primero Chronograph Classic

Nhờ vào việc giữ lại bộ máy El Primero, Charles Vermot cũng đóng góp trong công cuộc cứu sống một thương hiệu đồng hồ như Zenith. Hơn 40 năm nay, cái tên Charles Vermot vẫn được nhắc lại như một người hùng của thương hiệu. Tên của người đàn ông này xuất hiện trong tên dòng đồng hồ được sản xuất giới hạn, với mặt số xanh thẫm và bộ máy chronograph tần số cao bên trong.

Zenith El Primero 410 Tribute to Charles Vermot

Zenith El Primero Chronomaster Power Reserve Charles Vermot

 Bộ máy El Primero 400, giới thiệu năm 2009 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ra đời