5 thói quen tai hại khiến đồng hồ của bạn sớm “ra đi”

Dưới đây là 5 thói quen nhiều người mắc phải khi đeo đồng hồ. Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” này lại khiến chiếc đồng hồ của bạn nhanh hỏng, sớm ra đi.

Có thể nói rằng, đây là một thực tế phổ biến của hầu hết người mới chơi đồng hồ chính hãng. Họ thường đeo đồng hồ khi chơi các thể thao thể lực mạnh, chỉnh đồng hồ khi đang bơi dưới nước, đề vật nặng lên đồng hồ hay việc đặt đồng hồ gần những đồ điện tử có nhiều từ trường,… sẽ khiến cho bộ máy trong bị ảnh hưởng về tuổi thọ, các chức năng hoạt động yếu kém hẳn và đồng hồ sẽ nhanh hỏng. Vì thế, hãy chú ý đến các cảnh báo có liên quan vô cùng hữu ích, và bảo quản đồng hồ đúng cách. Đó là lời khuyên để giúp mẫu đồng hồ có giá trị lớn và được yêu nhất của bạn chạy ổn định hơn, lâu bền hơn.


Đừng làm ngơ trước những cảnh báo và bảo quản đồng hồ đúng cách để dồng hồ mãi bền đẹp

Đeo đồng hồ khi chơi thể thao thể lực mạnh

Chơi thể thao nhất là các môn thể lực mạnh, khiến cho đồng hồ gặp rung lắc mạnh, ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của bộ máy trong. Nếu tình trạng này diễn ra với tần suất dày, việc sai số ngày càng lớn. Đồng hồ nam cao cấp sẽ không hỏng hay chết ngay, nhưng bạn sẽ phải thường xuyên phải chỉnh lại giờ, đồng hồ bị chạy sai giời thường xuyên. Gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, mất tự tin.


Không nên đeo đồng hồ khi chơi các môn thể thao thể lực mạnh, các hoạt động va đập liên tục

Không bảo trì định kỳ máy đồng hồ

Với dân chơi đồng hồ lâu năm, giới sành sỏi về đồng hồ thì đối với họ việc bảo trì định kỳ máy đồng hồ là  vô cùng quan trọng đối với những chiếc đồng hồ cao cấp chính hãng có giá trị lớn. Bụi bẩn, trầy xước, khô dầu,…có thể tích tụ một cách nhanh chóng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh, bảo trì máy cũng như các bộ phận bên ngoài của đồng hồ. Dẫn đến ngoại hình của đồng hồ trở nên thiếu thẩm mỹ, cơ chế hoạt động giảm và thậm chí có thể làm hỏng hoàn toàn một số bộ phận. Bạn thường xuyên đeo đồng hồ và thấy nhiều vết bẩn trên mặt đồng hồ, theo thói quen thường sẽ tìm những đồ vật có thể lau được. Tuy nhiên, điều này có những tác hại nhất định. Các vết xước từ những vật không đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều vẻ đẹp của đồng hồ về lâu dài chứ không nhìn ra ngay được. Ngoài ra, khi lau với một lực khá lớn (nếu vết bẩn dày và bám cứng) sẽ không tốt cho mặt đồng hồ hay bộ phận dây đeo. Vì vậy, bạn chỉ nên vệ sinh đồng hồ  bằng dụng cụ lau và nước tẩy rửa chuyên dụng cho đồng hồ.


Có thể bạn chưa biết, nhưng dân chơi đồng hồ lâu năm thường lưu ý mang đồng hồ đi bảo trì máy định kỳ

Đồng thời, không nên xịt hay bôi bất kì chất lỏng nào lên mặt số, day đeo kim loại hay dây da khi lau chùi. Nếu cần làm sạch, hãy dùng một miếng vải khô mềm mịn, thấm ướt bằng nước thường hay nước lau chuyên dụng rồi vắt khô trước khi thực hiện lau chùi bộ phận cần làm sạch.Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các loại dung môi hay hóa chất và xịt trực tiếp vì chúng có thể làm hỏng .

Điều chỉnh khi đang ở dưới nước

Trừ các loại đồng hồ được thiết kế đặc biệt với khả năng chống nước tuyệt vời hay nói một cách khác là những thiết kế đồng hồ chuyên dụng dành cho vận động viên, nhà thám hiểm đại dương thì còn lại hầu hết đồng hồ bán trên thị trường đều có khả năng chống thấm nước ở mức độ nhẹ. Thì việc điều chỉnh đồng hồ dưới nước sẽ làm xuất hiện các khe hở ở vị trí núm vặn, sẽ dễ dàng lọt vào đồng hồ. Nhẹ thì đồng hồ sẽ bị rỉ ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong, nặng thì nó ra đi ngay tức khắc. Như vậy, hãy bỏ thói quen xấu này, đừng dại dột điều chỉnh đồng hồ khi đang ở dưới nước, khi đang đi bơi. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến chiếc đồng hồ của bạn sớm ra đi.


Chớ có dại mà chỉnh đồng hồ không thuộc dòng chuyên dụng, chống thấm nước cao khi đang ở dưới nước

Đè vật nặng lên đồng hồ

Khi chiếc bàn quá chật chội, do quá vội vàng hay có thói quên cầu thả. Không ít người đặt tạm đồng hồ trong hòm với rất nhiều phụ kiện nhọn, sắc hay đề vật nặng lên đồng hồ. Nếu trong lượng của vật đặt lên quá nặng, quá sắc nhọn sẽ khiến đồng hồ bị trầy xước thậm chí ảnh hưởng đến bộ máy bên trong, cong vẹo các bộ phận bên ngoài nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Và những hiện trạng này thì rất khó không thể phục hồi, lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ ban đầu.


Đề vật nặng hay để đồng hồ cùng với các phụ kiện sắc nhọn khiến đồng hồ trầy xước, nhanh hỏng

Đặt đồng hồ gần thiết bị có nhiều từ trường

Những thiết bị, linh kiện hay đồ điện tử nhiều từ trường như máy tính, tủ lạnh, lò vi sóng, tivi…nếu bạn có thói quên đặt đồng hồ cạnh những vật này sẽ khiến đồng hồ sớm ra đi. Đặc biệt với những mẫu đồng hồ cơ, đây sẽ là một vấn đề sống còn. Đồng hồ bị nhiễm từ nặng, việc khử từ hay sửa chữa để lấy lại cơ chế hoạt động bình thường như ban đầu không phải là điều dễ dàng gì. Nếu làm việc với máy tính cả ngày, tốt nhất chỉ nên đeo đồng hồ khoảng 2 – 3 tiếng trên tay còn lại, bạn hãy tháo đồng hồ ra. Và hãy nhớ, để bảo vệ đồng hồ và không phải tốn tiền, mất thời gian đi khử từ thì đừng bao giờ đồng hồ cạnh các thiết bị chứa từ trường.


Hạn chế đeo hoặc tuyệt đối không nên để đồng hồ cạnh những vật có từ trường mạnh

Thay cho lời kết bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu với người yêu đồng hồ một trung tâm sửa chữa, bảo hành đồng hồ toàn cầu với những quy trình đạt chuẩn quốc tế được thế giới công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Toàn bộ các trang thiết bị kĩ thuật đều đạt tiêu chuẩn của trung tâm bảo hành quốc tế, các nhân viên kĩ thuật được đào tạo dài hạn với các chuyên gia, kĩ sư đầu ngành trong lĩnh vực sửa chữa đồng hồ, tất cả điều đó đều nhằm một mục đích duy nhất đó là mang lại những giá trị thiết thực cho người sử dụng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *